Thị trường

Giá tiêu hôm nay (6/9): Quay đầu giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm 2.500 – 3.000 đồng/kg ở các địa phương trọng điểm so với hôm qua, dao động trong khoảng 149.500 - 150.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ngày 6/9 đồng loạt giảm 2.500 – 3.000 đồng/kg ở các địa phương trọng điểm. Nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đang có sự cải thiện trở lại sau quãng thời gian trầm lắng vào nửa đầu năm, điều này hứa hẹn sẽ tác động tích cực đến giá tiêu trong thời gian tới.

Giá tiêu trong nước hôm nay

Kết thúc chuỗi 6 ngày tăng liên tiếp, giá tiêu  hôm nay tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ quay đầu giảm 2.500 - 3.000 đồng/kg, về mức 149.500 - 150.000 đồng/kg.

Theo khảo sát, giá tiêu đen nhân xô tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước đang cùng được thu mua ở mức 150.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu cũng được báo giá ở mức 150.000 đồng/kg, giảm 2.500 đồng/kg.

Riêng tại Gia Lai, giá tiêu ở mức thấp nhất là 149.000 đồng/kg, giảm 2.500 đồng/kg. 

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua ngày 6/9

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

150.000

-3.000

Gia Lai

149.500

-2.500

Đắk Nông

150.000

-3.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

150.000

-2.500

Bình Phước

150.000

-3.000

Đồng Nai

150.000

-2.500

Giá tiêu thế giới hôm nay

Dữ liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy, giá tiêu tại các quốc gia sản xuất chủ chốt đi ngang trong phiên giao dịch vừa qua.

Cụ thể, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ổn định ở mức 7.521 USD/tấn. Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 với giá giao dịch đạt 7.500 USD/tấn. Trong khi đó, tiêu đen loại 500 g/l và 550 g/l của Việt Nam đang được bán với giá thấp hơn, ở mức 6.600 – 7.000 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 5/9

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

7.521

0

Tiêu đen Brazil ASTA 570

7.500

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.500

0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.600

0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

7.000

0

Trái ngược với tiêu đen, giá tiêu trắng xuất khẩu  của Việt Nam đang được giao dịch ở mức 9.300 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với con số 8.855 USD/tấn đối với tiêu trắng Muntok của Indonesia. 

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 5/9

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok (Indonesia)

8.855

0

Tiêu trắng Malaysia ASTA

10.400

0

Tiêu trắng Việt Nam

9.300

0

Dù giảm trong phiên giao dịch vừa qua nhưng so với đầu năm nay giá tiêu hiện đã tăng khoảng 84 – 88% và gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, châu Á và Trung Đông đều ở mức cao, qua đó góp phần đẩy giá tiêu lên mức cao nhất trong 7 – 8 năm trở lại đây.

Với thị trường Trung Quốc, nhập khẩu tiêu của nước này cũng đang có sự cải thiện sau quãng thời gian trầm lắng trong những tháng đầu năm. Điều này hứa hẹn sẽ tác động tích cực đến giá tiêu trong thời gian tới.

Số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua đạt 1.965 tấn, trị giá 9,2 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần về lượng và 2,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Với khối lượng nhập khẩu tăng mạnh trong hai tháng gần đây, tổng nhập khẩu tiêu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm đạt 6.594 tấn, trị giá 30,2 triệu USD, tăng 21,6% về lượng và 35,2% về trị giá so với cùng kỳ.

Giá tiêu nhập khẩu của Trung Quốc đạt bình quân 4.587 USD/tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường cung cấp tiêu chính cho Trung Quốc hiện nay vẫn là Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Brazil.

Báo cáo mới đây của PTEXIM cho biết,  vào tuần trước, nhu cầu từ Trung Quốc đã quay trở lại với các đơn đặt hàng số lượng lớn từ 3.000 - 4.000 tấn. “Có vẻ như tồn kho của Trung Quốc đã giảm đáng kể sau một thời gian dài giảm mua, dẫn đến phải mua số lượng lớn để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nguyên liệu khi sản lượng tiêu toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong vài năm tới”, PTEXIM nhận định.