Cỏ mực ( cỏ nhọ nồi) là thảo dược quý trong y học cổ truyền, dưới đây là những tác dụng của cỏ mực với sức khỏe mà bạn nên biết
Đặc điểm và các tác dụng từ cây nhọ nồi
Cây cỏ mực thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Cây mọc thẳng đứng và chiều cao của cây trưởng thành là từ 0,2 đến 0,4m. Thân của cây màu nâu hoặc lục nhạt, lá mọc đối nhau. Hoa màu trắng. Quả hình dẹt. Khi vò nát cây sẽ tạo ra một màu đen như mực. Đó cũng chính là lý do vì sao loài cây này có tên là cây cỏ mực.
Không chỉ ở Việt Nam, loại cây này còn phân bố ở nhiều quốc gia khác trên thế giới và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, cụ thể:
- Ở Việt Nam: Loại cây này thường được sử dụng để cầm máu, điều trị mụn nhọt.
- Ở Ấn Độ: Tại quốc gia này, cây cỏ mực được đánh giá như bài thuốc quý để điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh về gan, vàng da, ăn khó tiêu, bị bọ cạp cắn. Bên cạnh đó, loại cỏ này còn được làm thuốc nhuộm tóc hay một số loại mỹ phẩm bôi da.
- Ở Trung Quốc: Người dân nơi đây thường sử dụng cây cỏ mực để điều trị một số vấn đề về sức khỏe như bệnh đau lưng, vàng da, một số bệnh về gan, tình trạng tiểu ra máu. Ngoài ra, người Trung Quốc còn dùng lá cây cỏ mực tươi để phòng nhiễm độc và bảo vệ tay khi đi làm đồng.
- Pakistan: Tại quốc gia này, cỏ mực được sử dụng như loại thuốc chữa bệnh hói, bệnh ngoài da, nhức đầu.
Bài viết trên website của Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, theo Đông y, cây cỏ mực vị chua và tính mát nên hiệu quả trong việc điều trị tình trạng xuất huyết và một số dấu hiệu mẩn ngứa hay sưng tấy. Còn theo y học hiện đại, cây cỏ mực có nhiều tinh dầu, Carotene, Alcaloid tác dụng cầm máu và phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh cụ thể của cây cỏ mực:
- Điều trị chứng khó tiêu, táo bón và một số rối loạn trong dạ dày.
- Phòng chống ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy, các dưỡng chất trong loại cỏ này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, phá vỡ các phân tử DNA để loại bỏ những tế bào đột biến.
- Rất tốt cho gan: Một số chất trong cây cỏ mực giúp gan hoạt động hiệu quả và phòng ngừa bệnh lý về gan.
- Nhiễm trùng tiết niệu: Cỏ mực có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng hiệu quả nên có thể được dùng để phòng ngừa hay điều trị tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Một số vấn đề về hô hấp: Một trong những tác dụng của cỏ mực là làm sạch đờm, giảm nhiễm trùng vì thế có thể điều trị hiệu quả một số vấn đề về đường hô hấp.
- Cải thiện sức khỏe mắt: Trong cỏ mực chứa một hàm lượng carotene cao nên có thể loại bỏ những gốc tự do gây thoái hóa điểm vàng, từ đó phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực.
- Tác dụng làm dịu cơn đau ở những người mắc bệnh trĩ.
- Kết hợp với dầu gội để tạo ra một hỗn hợp giúp dưỡng ẩm da đầu, ngăn ngừa tình trạng gàu, khô da đầu, ngăn ngừa rụng tóc, giúp bạn có mái tóc bóng mượt,...
- Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu: Cỏ mực có chứa một lượng sắt lớn nên có tác dụng phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu.
- Kiểm soát lượng đường trong máu nên rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
- Phòng ngừa sảy thai: Phụ nữ bị sảy thai liên tiếp có thể áp dụng một số bài thuốc từ cây cỏ mực để phòng tránh tình trạng sảy thai tái phát.
- Làm đẹp da: Sử dụng cây cỏ mực có thể giúp bạn điều trị một số bệnh lý về da, cải thiện làn da. Từ đó, giúp bạn có một làn da khỏe đẹp và tươi trẻ hơn.
- Cải thiện tình trạng nhiễm trùng xoang.
- Điều trị bệnh hen suyễn: Kết hợp nhọ nồi và mật ong có thể tạo ra một phương thuốc giúp bạn giảm ho, giảm đau tức ngực.
- Giảm đau răng: Cây cỏ mực chứa ethanol và ancaloit, tác dụng giảm đau răng rất hiệu quả và nhanh chóng.
Rủi ro và tác dụng phụ khi dùng cỏ mực
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời TS Lương Y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, do nhiều tác dụng tốt, nên cỏ mực đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học và làm đẹp. Cỏ mực an toàn và thường được dùng với liều từ 8 – 16g theo y học cổ truyền.
Tuy nhiên, cần có những lưu ý sau đây khi sử dụng cỏ mực:
- Những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, đầy bụng, âm hư không có nhiệt: Không được dùng cỏ nhọ nồi.
- Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá cỏ mực để đắp (bẹn, nách, cổ tay). Hạn chế cho uống, để đảm bảo vệ sinh vô trùng cho trẻ.
- Bệnh nhân suy thận, suy gan không nên tự ý sử dụng bất kỳ các loại thuốc, thảo dược nào, kể cả cỏ mực mà không được sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
- Phụ nữ mang thai không được dùng cỏ mực vì có thể bị sảy thai.
Khi sử dụng cỏ mực hoặc những bài thuốc từ cỏ mực để điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng. Tốt nhất bệnh nhân nên được thăm khám để chẩn đoán về thể bệnh, mức độ, giai đoạn bệnh để có pháp điều trị và phương thuốc phù hợp nhất.