Thể Thao

Lịch thi đấu AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024) mới nhất?

Bài viết sau đây Cung cấp chi tiết lịch thi đấu vòng bảng, vòng bán kết và vòng chung kết AFF Cup 2024 - Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á mới nhất.

Lịch thi đấu AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024) mới nhất

Giải AFF Cup là Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, đây là giải đấu lớn nhất khu vực Đông Nam Á, hội tụ các đội tuyển bóng đá nam, đại diện cho các quốc gia trong Đông Nam Á so tài với nhau.

AFF là từ viết tắt của từ ASEAN Football Federation, hay còn gọi là Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (ASEAN). AFF Cup là giải đấu được tổ chức 2 năm một lần, nhằm tạo sân chơi cạnh tranh cho các quốc gia trong khối ASEAN tranh tài.

Giải đấu AFF Cup diễn ra từ ngày 08/12/2024 đến ngày 05/01/2025. Tại vòng bảng, các đội sẽ thi đấu 2 trận trên sân nhà và 2 trận trên sân khách để tìm ra 4 đội bóng mạnh nhất của 2 bảng giành vé vào bán kết. 

HIện, Đội tuyển Việt Nam nằm ở bảng B cùng Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.

Dưới đây là chi tiết lịch thi đấu AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024) mới nhất: 

VÒNG BẢNG:

Ngày

Giờ

Trận đấu

Bảng

08/12

17h45

Campuchia - Malaysia

A

20h00

Đông Timor - Thái Lan

09/12

19h30

Myanmar - Indonesia

B

20h00

Lào - Việt Nam

11/12

18h00

Singapore - Campuchia

A

20h45

Malaysia - Đông Timor

12/12

17h30

Philippines - Myanmar

B

20h00

Indonesia - Lào

14/12

17h30

Đông Timor - Singapore

A

20h00

Thái Lan - Malaysia

15/12

17h30

Lào - Philippines 

B

20h00

Việt Nam - Indonesia

17/12

17h45

Campuchia - Đông Timor

A

19h30

Singapore - Thái Lan

18/12

17h30

Myanmar - Lào

B

20h00

Philippines - Việt Nam

20/12

20h00

Malaysia - Singapore

A

20h00

Thái Lan - Campuchia

21/12

20h00

Việt Nam - Myanmar

B

20h30

Indonesia - Philippines

VÒNG BÁN KẾT:

Ngày 

Giờ

Trận đấu

LƯỢT ĐI

26/12

20h00

Nhì bảng B - Nhất bảng A

27/12

20h00

Nhì bảng A - Nhất bảng B

LƯỢT VỀ

29/12

20h00

Nhất bảng A - Nhì bảng B

30/12

20h00

Nhất bảng B - Nhì bảng A

VÒNG CHUNG KẾT:

Lượt đi: Ngày 02/01/2025 - 20h00

- Lượt về: Ngày 05/01/2025 - 20h00

Cầu thủ của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có những quyền lợi gì? 

Tại Điều 9 Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1377/2004/QĐ-UBTDTT về quyền lợi của vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia, thì cầu thủ của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có những quyền lợi như sau:

- Được tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia hoặc ở nước ngoài theo quyết định của Ủy ban Thể dục thể thao.

- Được phép trở về tham gia thi đấu các giải vô địch quốc gia và quốc tế cho địa phương, ngành theo quyết định của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.

- Được tham gia ý kiến về chương trình tập luyện, thi đấu với Ban huấn luyện.

- Được cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ cho tập luyện, thi đấu.

- Được nuôi dưỡng và hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.

- Được chăm sóc sức khỏe, kiểm tra y học, chữa trị chấn thương và bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội) trong tập luyện và thi đấu.

- Được chăm lo đời sống tinh thần và tạo mọi điều kiện để học tập chính trị, chuyên môn, văn hóa.

- Được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên huấn luyện viên và người phụ trách để giải quyết các vấn đề có liên quan đến cá nhân và tập thể trong tập luyện và sinh hoạt.

- Được quyền tham gia các tổ chức xã hội về thể dục thể thao và tham gia các hoạt động xã hội ở Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.

- Được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Cầu thủ có được sử dụng Doping trong thi đấu thể thao hay không?

Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về các hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới gồm:

- Có chất bị cấm, chất chuyển hóa hoặc chất đánh dấu của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

- Sử dụng hay cố tình sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

- Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

- Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.

- Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.

- Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.

- Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.

- Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

Như vậy, việc sử dụng Doping có thể làm tăng sức chịu đựng và sức mạnh cho các cầu thủ tuy nhiên đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao và bị cấm trong Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.